(KTSG Online) – Các doanh nghiệp xử lý rác thải hàng đầu của Mỹ đang thực sự nắm giữ “kho báu” khổng lồ từ hàng trăm bãi rác mà họ quản lý. Nhờ các ưu đãi dành cho chuyển đổi xanh, họ có thể gom khí mê-tan từ các bãi rác này để sản xuất điện hoặc bán lại cho các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích. Họ cũng có thể tái chế giấy vụn và chai nhựa phế thải để bán lại cho những công ty hàng tiêu dùng đang chịu áp lực sử dụng nguyên liệu bao bì tái chế.
Cổ phiếu doanh nghiệp tái chế rác tạo sóng ở Phố Wall
Cuộc vận động chuyển đổi xanh của Nhà Trắng và và chính quyền các tiểu bang đang biến các bãi rác thành “kho báu” và thúc đẩy giá cổ phiếu của các công ty xử lý rác thải ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kể từ năm 2021, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xử lý rác thải hàng đầu niêm yết ở Phố Wall tăng đến từ 50-70%, vượt trội so với mức tăng của chỉ số S&P 500, theo dõi cổ phiếu của 500 doanh nghiệp có vốn hóa lớn của Mỹ.
Cổ phiếu của những công ty lớn nhất trong ngành xử lý rác thải của Mỹ như Waste Management (WM) và Republic Services (RS), đang giao dịch ở các mức giá cao kỷ lục kể từ khi Tổng thống Biden ký thông qua luật về khí hậu, thuế và chăm sóc sức khỏe, hay còn gọi là Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) hồi tháng 8 năm ngoái. Dù giá cổ phiếu của các công ty này điều chỉnh trong thời gần đây, chúng vẫn là lựa chọn đặt cược phổ biến ở Phố Wall khi giới đầu tư kỳ vọng nhu cầu tài sản bền vững tiếp tục tăng bùng nổ
“Cổ phiếu của ngành xử lý rác thải sẽ được quan tâm hàng đầu”, Michael Hoffman, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Stifel, nhận định.
Nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và tái chế vật liệu phế thải đang mang lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động khai thác năng lượng từ các bãi rác và sàng lọc rác thải để tìm kiếm các mặt hàng có nhu cầu cao của nền kinh tế xanh, chẳng hạn như thùng carton và chai đựng chất tẩy rửa.
WM và RS đang xây dựng các nhà máy để cô lập khí mê-tan từ hơi bốc lên từ ra từ bãi rác thối rữa và đưa khí này vào mạng lưới khí đốt tự nhiên để đốt trong các nhà máy điện, lò cao luyện kim và nhà bếp. Họ cũng đang trang bị công nghệ tự động hóa mới ở các cơ sở tái chế của họ để giúp phân loại và xử lý vật liệu tốt hơn, rồi cung cấp cho các công ty hàng tiêu dùng đang chịu áp lực giảm thiệu lượng bao bì của họ tìm đến với bãi rác và trôi ra các đại dương.
Các công ty xử lý rác có thể kiếm thêm hàng trăm triệu đô la lợi nhuận bổ sung từ nhu cầu ngày càng tăng đối với vật liệu tái chế và từ các ưu đãi thuế để sản xuất năng lượng từ khí thải nhà kính mà có thể đi vào khí quyển nếu không tận dụng.
“Chúng tôi thật may mắn khi đứng ở vị trí trung tâm của một xu hướng lớn. Chúng tôi từng tìm cách đạt tăng trưởng doanh thu 5%/ năm, nhưng bây giờ chúng tôi có thể tăng trưởng hai con số”, Jon Vander Ark, CEO của RS, nói.
Kiếm thêm lợi nhuận từ khí bãi rác và vật liệu tái chế
RS, công ty đang quản lý 206 bãi rác khắp nước Mỹ, đã liên doanh với một đơn vị của Tập đoàn dầu khí BP (Anh) để lắp đặt các nhà máy sản xuất khí đốt tại 43 bãi rác.
Công ty này đã có 65 nhà máy sản xuất khí đốt từ bãi rác. Một số nhà máy này cung cấp khí vào đường ống của các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích (điện nước, khí đốt), một số khác sản xuất điện tại chỗ.
RS cũng đang đầu tư khoảng 275 triệu đô la để xây dựng bốn cơ sở xử lý chai nhựa polymer mà công ty thu gom từ các thùng rác ở vỉa hè. Các chai nhựa bị vứt bỏ sẽ được xử lý chúng thành vẩy nhựa (flake) để sản xuất chai và bình nhựa mới.
Theo Vander Ark, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang đối mặt các yêu cầu bắt buộc tối thiểu về hàm lượng tái chế trong bao bì đóng gói sản phẩm ở nhiều tiểu bang bao gồm California, Washington. Nhà máy xử lý rác thải nhựa đầu tiên của RS dự kiến khai trương vào cuối năm nay tại Las Vegas, bang Nevada. Khách hàng đang đổ xô đăng ký mua nhựa tái chế của nhà máy này.
Tara Hemmer, Giám đốc phát triển bền vững của WM, nói: “Tái chế là một trong khoản đầu tư mang lại lợi tức trên vốn cao nhất của chúng tôi”.
WM, công ty quản lý 250 bãi rác, đang trong năm thứ hai của kế hoạch 4 năm nhằm đầu tư 1,2 tỉ đô la để xây dựng thêm 20 nhà máy gom khí đốt từ rác cũng như 1 tỉ đô la mở rộng và tự động hóa hoạt động kinh doanh tái chế.
Công ty kỳ vọng các cơ sở mới và nâng cấp sẽ tăng 25% công suất thu hồi các vật liệu phế thải có thể tái sử dụng vào năm 2025. Việc sử dụng máy móc để thực hiện những công việc hôi hám cũng giúp cắt giảm chi phí lao động.
Hemmer cho biết, rất nhiều công việc khó tuyển dụng sẽ được thay thế bằng máy phân loại quang học, sử dụng camera hồng ngoại để phát hiện các vật liệu có giá trị trong đống rác hỗn độn và sử dụng luồng thổi chính xác để đẩy chúng vào các thùng riêng biệt.
WM cho biết giá trị của mỗi tấn vật liệu hỗn hợp từ các cơ sở thu hồi tự động cao hơn khoảng 15%. Máy móc không chỉ “nhặt” được nhiều thứ có giá trị hơn, mà còn sạch hơn.
WM cho biết các khoản đầu tư tái chế sẽ giúp công ty tăng thêm 240 triệu đô la lợi nhuận sau bốn năm. WM cũng kỳ vọnh tăng gấp tám lần sản lượng khí bãi rác và tạo ra thêm hơn 500 triệu đô la thu nhập bổ sung trước lãi vay, thuế, khấu hao cho đến năm 2026. Thu nhập đó đến từ việc bán khí bãi rác cũng như tín chỉ nhiên liệu tái tạo, chứ chưa tính đến 250 triệu đô la tín dụng thuế mà công ty ước tính sẽ nhận được từ Đạo luật IRA nhờ xây dựng các nhà máy sản xuất khí bãi rác.
Các lãnh đạo của WN và các nhà phân tích ghi nhận các ưu đãi thuế sẽ giúp khả thi kinh tế hơn đối với việc lắp đặt các nhà máy khí đốt tại các bãi rác nhỏ, có ít khí thải hơn
“Khí đốt từ bãi rác về cơ bản là nhiên liệu sinh học duy nhất có thể mở rộng khai thác không cần đánh đổi giữa thực phẩm và nhiên liệu”, nhà phân tích Jerry Revich của ngân hàng Goldman Sachs nói khi so sánh với hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học từ thực phẩm như bắp, mía.
<p style=”font-weight: 600; font-style: italic;”>(KTSG Online) – Các doanh nghiệp xử lý rác thải hàng đầu của Mỹ đang thực sự nắm giữ “kho báu” khổng lồ từ hàng trăm bãi rác mà họ quản lý. Nhờ các ưu đãi dành cho chuyển đổi xanh, họ có thể gom khí mê-tan từ các bãi rác này để sản xuất điện hoặc bán lại cho các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích. Họ cũng có thể tái chế giấy vụn và chai nhựa phế thải để bán lại cho những công ty hàng tiêu dùng đang chịu áp lực sử dụng nguyên liệu bao bì tái chế.</p>
<ul>
<li><a href=”https://thesaigontimes.vn/bien-rac-thai-thanh-nhien-lieu-cho-xe-o-to-xanh/”>Biến rác thải thành nhiên liệu cho xe ô tô ‘xanh'</a></li>
<li><a href=”https://thesaigontimes.vn/nang-luong-tai-tao-tu-rac-dang-bi-lang-phi/”>Năng lượng tái tạo từ rác đang bị lãng phí</a></li>
</ul>
<img class=”wp-image-748456 size-full” src=”https://thesaigontimes.vn/wp-content/uploads/2023/05/Trung-tam-tai-che-rac-thai-cua-WM-o-Houston-My.jpg” alt=”” width=”900″ height=”600″ /> Công nhân của Waste Management phân loại giấy tại Trung tâm tái chế vật liệu phế thải Gasmer ở Houston, bang Texas, Mỹ. Ảnh: Houston Chronicle
<p class=”style_tit_phu” style=”font-size: 19px; line-height: 29px; font-weight: 600;”><strong>Cổ phiếu doanh nghiệp tái chế rác tạo sóng ở Phố Wall</strong></p>
Cuộc vận động chuyển đổi xanh của Nhà Trắng và và chính quyền các tiểu bang đang biến các bãi rác thành “kho báu” và thúc đẩy giá cổ phiếu của các công ty xử lý rác thải ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kể từ năm 2021, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xử lý rác thải hàng đầu niêm yết ở Phố Wall tăng đến từ 50-70%, vượt trội so với mức tăng của chỉ số S&P 500, theo dõi cổ phiếu của 500 doanh nghiệp có vốn hóa lớn của Mỹ.
Cổ phiếu của những công ty lớn nhất trong ngành xử lý rác thải của Mỹ như Waste Management (WM) và Republic Services (RS), đang giao dịch ở các mức giá cao kỷ lục kể từ khi Tổng thống Biden ký thông qua luật về khí hậu, thuế và chăm sóc sức khỏe, hay còn gọi là Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) hồi tháng 8 năm ngoái. Dù giá cổ phiếu của các công ty này điều chỉnh trong thời gần đây, chúng vẫn là lựa chọn đặt cược phổ biến ở Phố Wall khi giới đầu tư kỳ vọng nhu cầu tài sản bền vững tiếp tục tăng bùng nổ
“Cổ phiếu của ngành xử lý rác thải sẽ được quan tâm hàng đầu”, Michael Hoffman, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Stifel, nhận định.
Nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và tái chế vật liệu phế thải đang mang lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động khai thác năng lượng từ các bãi rác và sàng lọc rác thải để tìm kiếm các mặt hàng có nhu cầu cao của nền kinh tế xanh, chẳng hạn như thùng carton và chai đựng chất tẩy rửa.
WM và RS đang xây dựng các nhà máy để cô lập khí mê-tan từ hơi bốc lên từ ra từ bãi rác thối rữa và đưa khí này vào mạng lưới khí đốt tự nhiên để đốt trong các nhà máy điện, lò cao luyện kim và nhà bếp. Họ cũng đang trang bị công nghệ tự động hóa mới ở các cơ sở tái chế của họ để giúp phân loại và xử lý vật liệu tốt hơn, rồi cung cấp cho các công ty hàng tiêu dùng đang chịu áp lực giảm thiệu lượng bao bì của họ tìm đến với bãi rác và trôi ra các đại dương.
Các công ty xử lý rác có thể kiếm thêm hàng trăm triệu đô la lợi nhuận bổ sung từ nhu cầu ngày càng tăng đối với vật liệu tái chế và từ các ưu đãi thuế để sản xuất năng lượng từ khí thải nhà kính mà có thể đi vào khí quyển nếu không tận dụng.
“Chúng tôi thật may mắn khi đứng ở vị trí trung tâm của một xu hướng lớn. Chúng tôi từng tìm cách đạt tăng trưởng doanh thu 5%/ năm, nhưng bây giờ chúng tôi có thể tăng trưởng hai con số”, Jon Vander Ark, CEO của RS, nói.
<p class=”style_tit_phu” style=”font-size: 19px; line-height: 29px; font-weight: 600;”><strong>Kiếm thêm lợi nhuận từ khí bãi rác và vật liệu tái chế</strong></p>
RS, công ty đang quản lý 206 bãi rác khắp nước Mỹ, đã liên doanh với một đơn vị của Tập đoàn dầu khí BP (Anh) để lắp đặt các nhà máy sản xuất khí đốt tại 43 bãi rác.
Công ty này đã có 65 nhà máy sản xuất khí đốt từ bãi rác. Một số nhà máy này cung cấp khí vào đường ống của các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích (điện nước, khí đốt), một số khác sản xuất điện tại chỗ.
RS cũng đang đầu tư khoảng 275 triệu đô la để xây dựng bốn cơ sở xử lý chai nhựa polymer mà công ty thu gom từ các thùng rác ở vỉa hè. Các chai nhựa bị vứt bỏ sẽ được xử lý chúng thành vẩy nhựa (flake) để sản xuất chai và bình nhựa mới.
Theo Vander Ark, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang đối mặt các yêu cầu bắt buộc tối thiểu về hàm lượng tái chế trong bao bì đóng gói sản phẩm ở nhiều tiểu bang bao gồm California, Washington. Nhà máy xử lý rác thải nhựa đầu tiên của RS dự kiến khai trương vào cuối năm nay tại Las Vegas, bang Nevada. Khách hàng đang đổ xô đăng ký mua nhựa tái chế của nhà máy này.
Tara Hemmer, Giám đốc phát triển bền vững của WM, nói: “Tái chế là một trong khoản đầu tư mang lại lợi tức trên vốn cao nhất của chúng tôi”.
WM, công ty quản lý 250 bãi rác, đang trong năm thứ hai của kế hoạch 4 năm nhằm đầu tư 1,2 tỉ đô la để xây dựng thêm 20 nhà máy gom khí đốt từ rác cũng như 1 tỉ đô la mở rộng và tự động hóa hoạt động kinh doanh tái chế.
Công ty kỳ vọng các cơ sở mới và nâng cấp sẽ tăng 25% công suất thu hồi các vật liệu phế thải có thể tái sử dụng vào năm 2025. Việc sử dụng máy móc để thực hiện những công việc hôi hám cũng giúp cắt giảm chi phí lao động.
Hemmer cho biết, rất nhiều công việc khó tuyển dụng sẽ được thay thế bằng máy phân loại quang học, sử dụng camera hồng ngoại để phát hiện các vật liệu có giá trị trong đống rác hỗn độn và sử dụng luồng thổi chính xác để đẩy chúng vào các thùng riêng biệt.
WM cho biết giá trị của mỗi tấn vật liệu hỗn hợp từ các cơ sở thu hồi tự động cao hơn khoảng 15%. Máy móc không chỉ “nhặt” được nhiều thứ có giá trị hơn, mà còn sạch hơn.
WM cho biết các khoản đầu tư tái chế sẽ giúp công ty tăng thêm 240 triệu đô la lợi nhuận sau bốn năm. WM cũng kỳ vọnh tăng gấp tám lần sản lượng khí bãi rác và tạo ra thêm hơn 500 triệu đô la thu nhập bổ sung trước lãi vay, thuế, khấu hao cho đến năm 2026. Thu nhập đó đến từ việc bán khí bãi rác cũng như tín chỉ nhiên liệu tái tạo, chứ chưa tính đến 250 triệu đô la tín dụng thuế mà công ty ước tính sẽ nhận được từ Đạo luật IRA nhờ xây dựng các nhà máy sản xuất khí bãi rác.
Các lãnh đạo của WN và các nhà phân tích ghi nhận các ưu đãi thuế sẽ giúp khả thi kinh tế hơn đối với việc lắp đặt các nhà máy khí đốt tại các bãi rác nhỏ, có ít khí thải hơn
“Khí đốt từ bãi rác về cơ bản là nhiên liệu sinh học duy nhất có thể mở rộng khai thác không cần đánh đổi giữa thực phẩm và nhiên liệu”, nhà phân tích Jerry Revich của ngân hàng Goldman Sachs nói khi so sánh với hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học từ thực phẩm như bắp, mía.
<p style=”text-align: right;”><em>Theo WSJ</em></p>
Chánh Tài
Theo WSJ