Tư duy bất động sản xanh góp phần kiến tạo môi trường đô thị bền vững

Chịu trách nhiệm cho hơn 30% lượng khí thải carbon và gần một phần ba tổng lượng rác thải toàn cầu, ngành phát triển bất động sản có thể giúp đạt được các mục tiêu về khí hậu và hạn chế sự nóng lên toàn cầu bằng cách theo đuổi mô hình phát triển dự án xanh.

Trên hành trình hướng tới nền kinh tế xanh, đã đến lúc các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam phải tính đến các giải pháp môi trường bền vững nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu cũng như mang đến không gian sống trong lành hơn cho cư dân. Trong số các dự án bất động sản sinh thái đã thành hình, thì khu đô thị Celadon City (Q. Tân Phú, TP.HCM) là một điển hình tiêu biểu về việc ứng dụng các công nghệ xanh để xử lý môi trường.

Là “tác phẩm” của nhà kiến tạo đô thị xanh hàng đầu đến từ Malaysia – Gamuda Land, Celadon City không chỉ là một trong những khu đô thị tiêu chuẩn quốc tế nổi bật nhất thành phố, mà còn đóng vai trò là “lá phổi xanh” lớn nhất khu Tây Sài Gòn. Điều ấn tượng nhất ở dự án này là dành đến hơn 16 ha (tương đương với 20% quỹ đất) để phát triển công viên cảnh quan và tiện ích nội khu. Ngoài ra, Celadon City còn tiên phong ứng dụng các công nghệ xanh hiện đại để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị.

Hệ thống điện mặt trời của CSRC là bước đầu tiên trong chiến lược dài hạn của Gamuda Land ứng dụng năng lượng tái tạo cho toàn khu Celadon City rộng 82ha

Đầu tháng 5 vừa qua, Gamuda Land đã hợp tác với Indefol Solar lắp đặt và đưa vào hoạt động hệ thống điện mặt trời tại khu phức hợp Câu lạc bộ thể thao và nghỉ dưỡng Celadon (CSRC) với quy mô 1.677 tấm pin, chiếm 4.800m2 diện tích bề mặt. Hệ thống này có khả năng tạo ra sản lượng điện trung bình khoảng 2.800 kwh/ngày, tương đương 84.000 kwh/tháng vào các tháng cao điểm mùa hè. Lượng điện tạo ra không những đủ để vận hành toàn khu CSRC với tổng diện tích hơn 5ha gồm 7 phân khu chức năng và văn phòng Gamuda Land, mà còn dôi dư để cung cấp cho lưới điện quốc gia.

Để xử lý vấn đề nước thải đô thị, ngay từ khi quy hoạch Gamuda Land đã đầu tư cho Celadon một trong những hệ thống xử lý nước thải (STP) quy mô lớn nhất TP.HCM. Với công suất xử lý tối đa 7.000m3 nước/ngày, hệ thống sử dụng công nghệ xử lý sinh học AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic) 7 giai đoạn an toàn và thân thiện với môi trường. Nhà máy có khả năng xử lý toàn bộ nguồn nước thải từ khu đô thị, lọc lại qua hệ thống chạy liên tục 24/7. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008 của Bộ Tài nguyên – Môi trường, góp phần giảm ô nhiễm cho các kênh thoát nước của khu vực quận Tân Phú. Ngoài ra, nhà máy còn được trang bị hệ thống quan trắc tự động, liên tục truyền tín hiệu trực tiếp về Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM.

Celadon City là dự án đô thị sinh thái nổi bật nhất TP.HCM hiện tại, sở hữu tỉ lệ cây xanh trên đầu người cao gấp 5 lần trung bình thành phố

Hướng tới việc xây dựng Celadon City trở thành khu đô thị tự hành thực thụ, thoả mãn các tiêu chuẩn đô thị thông minh và thân thiện môi trường của thế giới, chủ đầu tư Gamuda Land cũng đang từng bước ứng dụng Công nghệ xử lí rác thải hữu cơ 6R tân tiến với quy trình 6 bước vài khu đô thị. Hệ thống gồm xe điện thu gom rác và nhà máy xử lý rác thải hữu cơ không phát thải CO2. Toàn bộ rác thải hữu cơ trong dự án sẽ được thu gom bằng xe điện, chuyển hoá thành điện năng và dùng chính điện được tạo ra để sạc ngược lại cho xe. Công nghệ xử lý này giải quyết được các bài toán về thời gian, không gian và ô nhiễm môi trường. Quy trình xử lý rác thải hữu cơ còn giúp tạo ra phân composite để nuôi dưỡng mảng xanh dự án. Toàn bộ quy trình khép kín nhằm hạn chế đến mức tối đa rác thải từ khu dân cư ra môi trường ngoài.

Với những hệ quả ngày càng trầm trọng của biến đổi khí hậu lên không gian sống đô thị, rõ ràng việc đầu tư cho môi trường không còn là một lựa chọn mà là giải pháp tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị. Bên cạnh những quyết sách mang tầm vĩ mô của Chính phủ, cần lắm sự chủ động chung tay của các nhà phát triển dự án bất động sản như cách mà Gamuda Land đang làm, để có thể mang lại hiệu quả đồng bộ và dài lâu cho tiến trình đô thị hóa.

K.D